Phương pháp Kiến tạo cho rằng học tập là một hoạt động độc lập và tự chủ, trong khi đó phương pháp Kiến tạo xã hội bổ sung học tập còn là một hoạt động xã hội. Kết hợp giữa hai điều này để tạo cho học sinh một môi trường đủ để tự lập và hợp tác cùng nhau phát triển. Qua nhiều năm nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia hệ thống trường Hồng Bàng đã chọn ra những phương pháp phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học và với môi trường Việt Nam để triển khai:
1. Học tập lấy học sinh làm trung tâm
2. Học tập qua trải nghiệm
3. Học tập qua dự án
4. Đem năng lượng tỉnh thức vào lớp học – Mindfulness for Educators
Vậy câu hỏi được đặt ra Kiến tạo là gì? Không có câu trả lời nào thỏa mãn cho tất cả những thắc mắc và băn khoăn của chúng ta, nhưng có một định nghĩa khá thấu đáo như sau:

Phương pháp Giáo dục Kiến tạo là phương pháp học tập giúp học sinh trải nghiệm và xây dựng nên con người của chính mình từ bên trong. Phương pháp Kiến tạo Xã hội bổ sung sự tương tác của xã hội sẽ giúp con người tạo ra chính mình và người khác thông qua môi trường sống.

Sau đây là hai tình huống sư phạm thể hiện phương pháp truyền thống và phương pháp kiến tạo, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về sự mở rộng chân trời đối với trẻ.

A. Tình huống dạy và học truyền thống:
Tình huống dạy và học Truyền thống

B. Tình huống dạy và học Kiến tạo:
Tình huống dạy và học Kiến tạo