TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG TIẾT HỌC TIẾNG ANH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Tư duy phản biện là một phạm trù chỉ sự suy luận theo lối mở, không bị hạn chế, số lượng các giải pháp là không giới hạn, bao hàm cả việc xây dựng các điều kiện, các quan điểm và ý tưởng đúng đắn để đi đến kết luận vấn đề. Hay nói cách khác thì tư duy phản biện chính là một quá trình tư duy nhằm chất vấn lại các giả định hay giả thiết nào đó. Người ta dùng nó để chứng minh một nhận định nào đó là đúng hay sai, từ đó đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề.
Với tư duy phản biện, giáo dục – đào tạo ngày càng chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp hiện đại với việc: lấy người học và tư duy sáng tạo của họ làm trung tâm; chuyển từ hình thức học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa; chuyển từ đánh giá tri thức là chủ yếu sang đánh giá năng lực là chủ yếu; v.v. nhằm giáo dục, đào tạo những lớp người mới tích cực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm hướng đến hình thành nhân cách người công dân toàn cầu.
Trong giờ học Tiếng Anh của lớp 12a5 do thầy Nguyễn Duy Trung hướng dẫn không chỉ giúp các em nâng cao trình độ phát âm mà còn thể hiện sự tự tin và nội lực tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Thầy giáo đã khéo léo lồng ghép để học sinh cùng trổ tài tranh biện – thông qua việc đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ chứng minh, biết cách lập luận xử lý thông tin. Đặc biệt hơn giúp học sinh dám thể hiện và nói lên quan điểm cá nhân.
Hình ảnh học sinh tự tin năng động đưa ra quan điểm cá nhân
Như vậy, để có tư duy phản biện, chủ thể phải rèn luyện khả năng quan sát, tìm kiếm câu trả lời, hoài nghi, tư duy lôgíc, đưa ra quyết định đúng đắn, v.v.
Hình ảnh học sinh tranh luận bảo vệ quan điểm
Học kỹ năng tranh biện càng sớm, học sinh sẽ nâng cao tư duy phản biện, khả năng phân tích vấn đề, diễn đạt rõ ràng, thuyết phục người nghe và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong học tập và cuộc sống.
Hình ảnh học sinh 12A5
Đặc biệt trong kỷ nguyên của công nghệ 4.0 hiện nay, giáo dục hiện đại với mô hình trường học thông minh càng đòi hỏi học sinh phải có tư duy tích cực, độc lập, chủ động nắm bắt và làm chủ tri thức khoa học. Từ đó, học sinh sẽ mạnh dạn trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình dựa trên những suy luận có căn cứ khoa học, chủ động kiến tạo những tri thức mới, bắt nhịp cùng nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của người công dân toàn cầu.